Tổng hợp những kinh nghiệm chăm con đầu lòng.

nên mua bỉm quần hay bỉm dán

Tổng hợp những kinh nghiệm chăm con đầu lòng của các mẹ chia sẻ ngay trong bài viết này sẽ mang đến những thông tin cực kỳ thú vị cho các bậc phụ huynh lần đầu tiên làm cha mẹ. Những chia sẻ của những cha mẹ đi trước có thể là về kinh nghiệm cách chăm sóc con nhàn tênh, cách nuôi dạy con khoa học thông minh nhưng cũng có cả những câu chuyện dở khóc dở cười khi gặp phải những tình hướng không thể biết trước được khi lần đầu chăm sóc con đầu lòng. Để có thể chăm sóc con đầu lòng tốt nhất các bậc cha mẹ không thể bỏ qua bài viết này phải không nào?

Hãy cùng gonhub.com tham khảo ngay những kinh nghiệm bí quyết chăm con đầu lòng của các mẹ đi đã từng trải qua chia sẻ trong bài viết này.

1. Những việc nên làm khi chăm con đầu lòng

Tích lũy lời khuyên

Lời khuyên về chăm sóc trẻ thường có rất nhiều trên mạng, trên sách báo… và ông bố bà mẹ đặc biệt là các mẹ đều nhận thấy sự cần thiết của sự hiểu biết về những khái niệm chăm sóc bé.

Những lời khuyên này sẽ giúp bố mẹ tích lũy được những kinh nghiệm vô giá về việc chăm sóc con nhỏ đặc biệt là con đầu lòng.

Tổng hợp những kinh nghiệm chăm con đầu lòng của các mẹ

Chị Thu Thủy (Quận 1, TP HCM) là một ví dụ điển hình. Trong suốt quãng thời gian mang bầu, chị vẫn “lăn lộn” với hàng mớ việc chất ngồn ngộn và tới sát ngày sinh, chị chỉ việc lên bàn đẻ.

Tận dụng sự giúp đỡ của những người xung quanh

Thế nhưng sau khi hai mẹ con “vịt tơ” về nhà, chị mới lo lắng khi mình chẳng có tí kiến thức nào về chăm sóc con. Chỉ vì “nghĩ thế” mà khi Bi bị ốm, chị cắt luôn phần tắm cho con. Chị lo lắng rằng tắm sẽ khiến con mệt hơn, ốm hơn. Và vô tình, chị khiến bé ốm dai dẳng hơn. Chị không biết rằng, bé rất cần tắm táp sạch sẽ kể cả trong lúc ốm. “Quan trọng là mình tắm nhanh cho con, nếu cần có thể tắm ít hơn, lau người cho con bằng nước ấm chứ việc không tắm là không nên chút nào”, một chị tên Việt Hoa – trên diễn đàn chia sẻ.

Rồi đến việc từ ngày bé ra viện, để tạo giấc ngủ ngon và sâu cho con, chị luôn đóng then cài cửa kỹ càng. Chị bảo: “Phòng lờ mờ tối, con sẽ ngủ ngon hơn, cảm giác tối tối như trong bụng mẹ bé sẽ thấy an tâm hơn”.

Được một thời gian, bé khóc đêm liên tục, gầy rộc đi, đưa con đi khám, chị mới biết mình đã phạm sai lầm khi “nhốt” bé trong bóng tối, điều đó sẽ khiến bé bị vàng da, thiếu vitamin D.

Những lần con ốm là từng đó lần vợ chồng chị cãi vã. Sau vài bài học xương máu, chị đã thấy việc không chuẩn bị những kiến thức cơ bản là tai hại đến thế nào.

Tuy nhiên, có nhiều chị em trong lần mang thai đầu tiên lại “ôm đồm” quá nhiều kiến thức, họ bị choáng ngợp và bị “tung hỏa mù” quá nhiều vì những lời khuyên không thống nhất, người này nói thế này, sách này lại nói kiểu khác.

Vì vậy, bố mẹ bé cần phải tin vào bản năng của mình, đọc nhiều nhưng phải biết chọn lọc thông tin và quan trọng nhất là đừng e ngại tham khảo ý kiến bác sĩ. Thêm vào đó, nếu có đủ kiến thức thì bố mẹ sẽ bình tĩnh trước mọi vấn đề mà con gặp phải.

Đặc biệt là bố mẹ hai bên, bởi họ là một kho tàng những kiến thức về nuôi dạy con, họ cẩn thận lại yêu thương con cháu. Khi em bé chào đời, sinh hoạt của bạn, của gia đình bạn có thể sẽ bị đảo lộn hết. Chăm sóc trẻ sơ sinh là một trong những công việc mệt mỏi nhất và nó ảnh hưởng tới cả bố và mẹ. Do đó, bạn nên nhờ những người bạn thân hay thành viên trong gia đình hỗ trợ khi cần thiết.

Những người thân trong gia đình thường cảm thấy hạnh phúc khi được trông em bé hoặc giúp đỡ bạn những công việc lặt vặt. Vì vậy, đừng ngần ngại để họ giúp đỡ bạn. Trong khi họ chăm sóc bé, bạn có thể tự thưởng cho mình chút thời gian để nghỉ ngơi hay nuông chiều bản thân.

Đối với các bà mẹ sinh con đầu lòng, mệt mỏi là một trong những vấn đề lớn nhất. Ngủ đủ giấc giúp bạn có sức khỏe để đảm đương với vai trò mới. Bạn không nên cố gắng để làm hết tất cả các việc nhà hằng ngày. Ngoài ra việc nghỉ ngơi đầy đủ không những giúp bạn duy trì nguồn năng lượng mà thậm chí còn có thể giúp bạn chăm con tốt hơn.

Còn nếu bạn cứ vơ hết vào mình, ngại không dám làm phiền ai hoặc không cho ai làm vì bạn không tin tưởng thì e rằng bạn đang đặt ra một tiền lệ không tốt cho chính bản thân, đó là sự độc lập một cách thái quá, điều này có thể dẫn đến việc người thân của bạn sẽ tin rằng bạn không cần ai giúp đỡ trong khi thực sự là đang rất cần họ.

Mua đầy đủ những thứ cần thiết cho bé

Việc này nên được bạn túc tắc làm khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Bạn có thể tới cửa hàng dành cho trẻ em, họ sẽ đưa cho bạn một danh sách những thứ cần thiết dành cho bé nhà bạn. Khi bé ra đời, bạn cần chắc chắn rằng đã đủ mọi vật dụng cần thiết và sạch sẽ nhất cho bé.

Tạo thói quen cho trẻ

Thiết lập thói quen hàng ngày cho trẻ sẽ giúp làm cho cuộc sống của bạn trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Hãy sắp xếp giờ ăn và giờ ngủ cho bé một cách hợp lý để hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng cho cả bé và cả bạn.

2. Chia sẻ bí quyết chăm con đầu lòng nhàn tênh

Đôi vợ chồng trẻ Hồng Thái – Thanh Huyền tự nhận mình là cặp đôi khá ham chơi song từ khi Táo ra đời, mọi thứ đều thay đổi, anh chị làm gì cũng đều nghĩ đến gia đình, đến bé Táo.

Cuộc sống vợ chồng bạn thay đổi như thế nào?

Thanh Huyền: Mình không thấy có sự thay đổi quá nhiều. Khi yêu đến cưới, vợ chồng mình vẫn dắt tay nhau đi chơi khắp mọi nơi, khám phá những địa danh mới đều đặn. Sau khi Táo ra đời, điều này được tạm dừng nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, hai vợ chồng và đôi khi ngày nào nắng đẹp rực rỡ thì cả Táo cũng “a lê hấp” lên đường du hí vài nơi gần gần với bố mẹ.

Có một điểm khác nhỏ nhỏ là trước đây nếu vợ chồng mình hay tụ tập bạn bè thì giờ điều đó ít đi một chút.

Hồng Thái: Thi thoảng vợ lại nhắc “chồng đi chơi đi, đi cho thoải mái nào”, nhưng giờ mình không thích nữa rồi mà ngày nào mình cũng muốn đi làm về nhà thật nhanh để chơi với Táo, nhìn Táo ăn…

7,5 tháng tuổi, Táo đã biết làm gì rồi vậy Huyền?

Thanh Huyền: “Trộm vía” con rất ngoan, ít quấy khóc, ăn ngủ điều độ nên bố mẹ nhàn vô cùng. Con ăn xong rồi lại lăn ra ngủ, ngủ dậy lại loe ngoe chơi rất ngoan. Đó cũng là lý do làm sao mà con còn nhỏ nhưng cả nhà vẫn có thời gian đi chơi đây đó.

Mặt con biểu lộ cảm xúc rất ngộ mỗi khi được bố mẹ đưa đi chơi, bé cau mày, chăm chú quan sát mọi thứ, mọi người, mọi hiện tượng xảy ra quanh mình. Cũng đúng thôi, với bé, thế giới này còn quá mới mẻ và lạ lẫm với con.

Táo biết bắt tay bố mẹ, vỗ tay, phun mưa, biết lè lưỡi khi bố mẹ trêu Táo. Tuy bé xíu nhưng Táo đã thể hiện rất rõ sở thích của mình rồi. Táo rất thích tắm và ngủ. Táo thích ngủ lắm, nhiều khi phải gọi mãi con mới chịu dậy. Hàng ngày khi được mẹ tắm cho, Táo vùng vẫy chỉ thích đạp nước và chơi với mấy con thú đồ chơi.

Về ăn uống Táo rất thích ăn các loại rau củ quả, thịt bò, cá, tôm. Những khi nào có món đó, bé thích lắm, ăn rất ngoan. Ngủ ngoan, ăn ngoan nên nhìn chung mình khá nhàn.

Bạn có thể chia sẻ bí quyết nhàn tênh khi chăm con của mình không?

Thanh Huyền: Trước khi sinh Táo, nghe bạn bè, anh chị em mình than thở rằng: chăm con đầu lòng nhất là con nhỏ mệt mỏi vô cùng vì bé hay quấy khóc, loay hoay với con là hết ngày. Dường như các bà mẹ đều phải thức giấc giữa đêm khuya để dỗ dành khi con quấy khóc. Sau khi Táo ra đời, mình lại tự thấy mình không quá vất vả.

Có lẽ một phần do con ngoan ngoãn, biết thương cha mẹ. Một phần do mình không vội vàng can thiệp, dỗ dành con.

Nhiều khi con khóc vì đòi hỏi, đòi đi chơi, bám mẹ, bám bố, bám ông bà, thay vì vội chạy đến ngay và ôm con vào lòng dỗ dành thì mình để yên một thời gian cho con có cơ hội “tự làm dịu” rồi nín. Trong việc ăn hay ngủ cũng vậy, nếu bé không hợp tác, mình sẵn sàng chờ đến lúc bé hứng thú với việc này, chứ mình không ép con. Tuy nhiên, không ép không có nghĩa là con thích ăn lúc nào thì ăn, ngủ lúc nào thì ngủ.

Nếu con bỏ bữa đó, con sẽ phải chờ đến đúng bữa sau để ăn, còn nếu bé không ngủ thì giờ đó, bố mẹ sẽ không nói chuyện gì với bé, nhà sẽ tối om. Vì thế, ngay từ bé, Táo đã ăn ngoan và ngủ cũng ngoan.

Mình chăm con đầu lòng nên thực ra cũng không có bí quyết gì nhiều. Trước đây, khi mẹ sinh em trai, lúc đó mình đã 11 tuổi, có lẽ việc chăm em từ nhỏ đã giúp mình có được kha khá kinh nghiệm chăng! (Cười). Thêm vào đó, mình cũng hay lên diễn đàn học tập cách chăm con của nhiều mẹ.

Thế còn việc ăn uống ngủ nghỉ của bé thế nào?

Thanh Huyền: “Trộm vía” bé ăn uống điều độ, bữa nào ra bữa đấy, mình cũng rèn cho con thói quen ăn đủ bữa, đúng giờ. Điều này khiến con ăn ngon miệng mà lại không ảnh hưởng tới bữa sau của con.

Con ăn ra sao, ăn nhiều hay ít là do mình có thể điều chỉnh được. Mình nghĩ rèn cho con ăn uống ngủ nghỉ theo đúng giờ giấc thì bố mẹ sẽ rất nhàn mà con lại khỏe mạnh, hạn chế bị ho hắng, sụt sịt, ốm mệt.

Được biết, trẻ cần ngủ đủ giấc để đảm bảo cho cơ thể có thời gian nghỉ ngơi cần thiết nhằm nạp lại năng lượng cho các hoạt động vào ngày hôm sau. Việc thiếu ngủ sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của bé.

Vì thế mình rất quan tâm tới giấc ngủ của con. Dù mùa lạnh hay nóng, mình thường xuyên tắm cho con mỗi ngày. Trời lạnh, sau khi được vùng vẫy thỏa thích trong nước ấm, người thơm tho sạch sẽ, Táo sẽ ngủ ngon.

Mình cho con ngủ đúng giấc, đúng thời gian trong ngày cả vào buổi trưa và buổi tối. Cho con ngủ trong phòng thoáng mát, yên tĩnh, thoải mái và tối. Không nên có TV hoặc các phương tiện giải trí, trò chơi trong phòng. Ngủ ngon, ngủ đủ, nên trộm vía con cũng cứng cáp dần lên. Ngoài việc ngủ, mình cũng bổ sung cho con những thực phẩm giầu dinh dưỡng để hệ miễn dịch của con được cải thiện như: sữa, sữa chua, rau củ quả…

Hiển nhiên, khi con khỏe mạnh, con càng có lý do để ngoan ngoãn, chơi vui mà không quấy khóc.

Tổng hợp những kinh nghiệm chăm con đầu lòng của các mẹ

Bạn quan niệm thế nào trong việc dạy con?

Thanh Huyền: Dù sinh ra trong gia đình có điều kiện hay không thì một đứa trẻ vẫn cần sự tự lập. Mình muốn dạy con phải biết tự lập và đi bằng đôi chân của chính mình. Sau này khi con lớn hơn, mình sẽ không chiều và lo lắng hết tất cả như lúc bé để con không ỷ lại và biết tự lo cho bản thân mình.

Vợ chồng mình rất yêu thương con nhưng dạy và nắn con thì vẫn phải mạnh tay.

Ban đầu nghe tiếng con khóc vì nghịch ngợm, đòi đi chơi, quấy khóc, mình cũng “xoắn” lắm nhưng rồi mình cứ lờ đi cho bé khóc, khóc một lúc thì mới dỗ, dỗ xong là bé lại cười ngay. Được cái, vợ chồng mình rất hợp nhau trong cách dạy dỗ, chăm sóc con.

Nhiều ông bố chỉ biết chơi với con và tự coi mình như một vị khách trong nhà, mọi việc chăm sóc hay nuôi dạy con thì toàn đẩy cho vợ. Bố Thái thì sao nhỉ?

Hồng Thái: Mình thì khác nhiều đấy! Đêm đêm, thỉnh thoảng mình cũng thức dậy phụ vợ cho con ăn. Ngày nào mình cũng chơi đùa và nói chuyện với bé, cho con ăn… thậm chí thay tã, xi con “ị”.

3. Những lưu ý khi chăm con đầu lòng cần biết

Quá lo lắng

Lo lắng, lúng túng, không biết phải làm sao khi con khóc, nôn trớ, đại tiện ít/ nhiều, không chịu bú… là phản ứng thường thấy ở những bà mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi con. Trên thực tế, trong năm đầu tiên nuôi con, bạn thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng với các vấn đề liên quan đến em bé. Các bác sĩ nhi khoa cho rằng điều này là không nên bởi đa phần tình trạng của em bé không nghiêm trọng như bạn tưởng, hơn nữa sự căng thẳng của bạn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến con.

Không để con khóc

Khóc là phản xạ tự nhiên của trẻ nhỏ nên nhiều lúc cha mẹ không cần cuống lên để dỗ bé cho bằng được và cho rằng bé đang gặp vấn đề nghiêm trọng nào đó. Tuy nhiên, chú ý khi bé khóc kéo dài đến 1 giờ đồng hồ, cộng thêm sốt, phát ban, nôn mửa, bạn cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ kịp thời.

Cho con bú đêm

Nhiều người thường lầm tưởng sữa mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé trong suốt một đêm nên nửa đêm khi con đang ngủ thường gọi dậy để cho bú. Tiến sĩ Hoffman khuyên các bà mẹ nên tin tưởng vào sữa của mình và hoàn toàn có thể ngủ đủ giấc cùng con mà không cần thức dậy giữa chừng.

Không cài dây an toàn cho con khi đi xe

Dù đi xe ô tô hay xe máy, bạn cũng không nên chủ quan khi cho bé ngồi cùng mà không cài dây an toàn hay đai bảo hiểm cho bé.

Ít quan tâm chăm sóc răng miệng cho con

Nhiều bà mẹ vẫn chỉ nghĩ đến việc cho con đánh răng khi răng sữa của bé đã mọc đủ. Làm như vậy là thiếu khoa học bởi muốn ngăn ngừa hiện tượng sâu răng cho bé, cần vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày ngay từ khi lọt lòng, sau 1 tuổi khi bé đã mọc răng sữa cần tập cho bé đánh răng trước khi đi ngủ.

Không chú ý đến bạn đời

Sự ra đời của đứa con đầu lòng tất yếu sẽ làm giảm sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau của hai vợ chồng vì cả hai đều tập trung hết cho con. Điều này là không nên bởi nó ảnh hưởng không tốt đến tình cảm và có thể cả cuộc hôn nhân của bạn. Vẫn chăm sóc cho con nhưng hãy dành một khoảng thời gian nhỏ trong ngày để thể hiện tình cảm, sự quan tâm đối với người bạn đời của mình là lời khuyên của Tiến sĩ Hoffman dành cho những cặp vợ chồng lần đầu làm bố mẹ.

Cãi nhau trước mặt con

Đừng cho rằng bé còn quá nhỏ để hiểu điều gì đang xảy ra bởi khoa học đã chứng minh một em bé 3 tháng tuổi đã cảm nhận được bầu không khí tình cảm xung quanh mình. Vì thế, việc cha mẹ hay cãi nhau trước mặt con sẽ làm bé bị tổn thưởng và không tốt cho sự phát triển tâm lý của bé.

Nuôi con chỉ bằng kinh nghiệm dân gian

Rất nhiều kinh nghiệm dân gian về việc chăm sóc trẻ sơ sinh phát huy hiệu quả tốt nhưng không nên vì thế mà bạn hoàn toàn dựa vào chúng bởi không phải kinh nghiệm nào cũng phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Học hỏi từ những thế hệ trước kết hợp với các phương pháp khoa học là cách chăm con được nhiều bà mẹ ngày nay áp dụng

Hy vọng bài viết tổng hợp những kinh nghiệm chăm con đầu lòng của các mẹ chia sẻ trên đây sẽ giúp các bậc cha mẹ lần đầu chăm sóc con cái có thể hình dung được những điều cần làm và không nên làm gì. Kinh nghiệm của những người đi trước cũng chỉ là một phần quan trọng là các bậc cha mẹ phải có những sáng tạo trong việc chăm sóc con đầu lòng theo chiều hướng tốt. Chúc bé yêu phát triển khỏe mạnh gia đình hạnh phúc và đừng quên đồng hành cùng gonhub.com để biết thêm thông tin nhé.

Nguồn: internet

One thought on “Tổng hợp những kinh nghiệm chăm con đầu lòng.

Comments are closed.